Hệ luỵ khi trẻ lạm dụng thiết bị điện tử và mạng xã hội

Grace - 14 tuổi không thể ngồi xem trọn vẹn một bộ phim yêu thích cùng mẹ. Lạm dụng mạng xã hội, trò chơi trực tuyến đã khiến cô bé không thể tập trung.

Theo các chuyên gia, nguồn cấp dữ liệu dựa trên các thuật toán của các mạng xã hội đang làm tổn hại đến kỹ năng giao tiếp của người trẻ và là một trong những tác nhân gây ra lo lắng, trầm cảm.

Grace - cô con gái 14 tuổi của Jane từng có thể ngồi xem phim cùng mẹ. Nhưng sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử, mạng xã hội và trò chơi trực tuyến đã khiến cô bé không còn có thể tập trung nữa.

 “Chúng tôi đang cùng xem bộ phim của Baz Lurhmann, con bé rất thích xem bộ phim này nhưng đã không thể xem tới cuối. Chỉ chưa đầy 20 phút sau khi phim chiếu, Grace đã chơi game trên điện thoại”, Jane nói.

Jane cho biết việc con gái cô lạm dụng các thiết bị công nghệ “vượt quá tầm kiểm soát” xảy ra trong thời gian phong tỏa vì Covid - khi thiết bị kỹ thuật số là phương tiện duy nhất để kết nối với bạn bè. “Khi không thể mang thiết bị đi, con bé trở nên hung hăng”, Jane nói. Bà mẹ này cũng cho rằng, điều này gây ảnh hưởng tới việc học của cô con gái nhỏ. Grace đã từng làm rất tốt. Con vẫn có thể làm Toán một cách nhanh chóng nhưng ngữ pháp và các môn cần sự tập trung thì không thể”.

Lạm dụng thiết bị số và mạng xã hội khiến trẻ mất tập trung. Ảnh: Guardian

Theo tờ Guardian, gần 60% cha mẹ và người giám hộ (tại Úc) lo lắng về việc mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của thanh thiếu niên. 35% bậc cha mẹ cho biết mạng xã hội là vấn đề họ quan tâm hàng đầu và thường xuyên.

Trong một cuộc khảo sát của ReachOut Australia tới các phụ huynh và người chăm sóc trẻ từ 12 – 18 tuổi được thực hiện vào năm 2023, hơn 59% cha mẹ lo lắng về việc sử dụng mạng xã hội của con mình ở tuổi thanh thiếu niên. Trong đó, những tác động tới sức khoẻ của trẻ là điều các cha mẹ lo ngại.

Theo Giám đốc điều hành ReachOut, Jackie Hallan, 4 mối bận tâm của các bậc cha mẹ hiện naylà thời gian sử dụng mạng xã hội của trẻ, sự an toàn của các nền tảng, sự kiểm soát của phụ huyh và thể loại nội dung mà trẻ xem.

“Một nghiên cứu theo dõi 80.000 cặp mẹ và con ở Nhật Bản trong nhiều năm đã cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa thời gian sử dụng thiết bị và sự suy giảm khả năng phát triển kỹ năng xã hội”, Sharman cho biết. 

Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân của những người trẻ tuổi ngày càng bị tổn hại bởi các thuật toán truyền thông xã hội, những thuật toán này cố tình phản hồi lại quan điểm của chính họ và ngăn cản họ gặp phải những quan điểm khác với quan điểm của họ. 

Hallan khuyến nghị các bậc cha mẹ nên kiểm tra việc sử dụng mạng xã hội của con em mình, đồng thời cần tạo ra môi trường và các hoạt động để trò chuyện với con về vấn đề này.

(Theo Guardian)

0 / 5 (0Bình chọn)